Vận Tải Đường Bộ

  • Home
  • Dịch Vụ
  • Vận Tải Đường Bộ

Thông Tin Chi Tiết:

Vận tải đường bộ là gì?

Vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất, cách thức vận chuyển bằng các phương tiện di chuyển phổ biến trên bộ như xe khách, xe tải, ô tô, xe bồn, xe container, rơ moóc, xe fooc, sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô…

Trong các loại hình vận tải, phương thức vận tải bằng đường bộ là phương thức thông dụng và phổ biến nhất. 

Loại hình vận tải theo phương thức vận tải đường bộ cũng có tính chất cơ động linh hoạt, có hiệu quả kinh tế cao trên các khoảng cách di chuyển địa lý ngắn và trung bình. 

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ luôn đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa giúp khách hàng, các doanh nghiệp và công ty chủ động về thời gian. 

Vai trò của vận tải đường bộ

  • Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng hóa của cả nước, góp phần công sức lớn vào sự phát triển của xã hội và là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều chủ hàng hóa, sản phẩm mong muốn chuyển hàng trong nội thành hoặc ở vị trí xa hơn cho khu vực liên tỉnh. 
  • Vận tải hàng hóa đường bộ cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước. 
  • Thông qua nhiều loại thuế và những dịch vụ đi kèm, vận tải hàng hóa bằng đường bộ còn đóng góp nguồn vốn, tài chính lớn cho ngân sách quốc gia,…
  • Đi kèm với vận tải hàng hóa còn có những dịch vụ được phát triển mở rộng từ đó tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động.
  • Vận tải hàng hóa đường bộ cũng có thể kết hợp linh hoạt cùng với các phương thức vận chuyển khác như vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển, đường ống,… để vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Các loại phương tiện vận tải đường bộ

Phương tiện vận tải là những thiết bị, máy móc chuyên dùng cho việc chở người, hàng hoá di chuyển chính ở đường bộ, phương tiện vận tải đường bộ thường được liệt kê bao gồm các loại xe cơ giới có năng suất lớn với nhiều loại đa dạng được biết đến như: 

Xe tải

  • Xe tải từ lâu đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho ngành giao thông vận tải đường bộ, là phương tiện vận tải truyền thống đã được áp dụng từ lâu đời. 
  • Cấu tạo của xe tải bao gồm các phần nối liền giữa bộ phận di chuyển, đầu kéo và các thùng xe cố định, được liên kết chặt chẽ và không thể tách rời nhau. 
  • Thùng xe tải cũng thường được lắp cố định, chắc chắn để vận chuyển được hàng hóa tải trọng lớn, được phân chia thành nhiều loại trong đó phổ biến nhất với 2 loại là loại thường và loại chuyên dụng. 
  • Các thùng xe tải loại thường đơn giản là những chiếc thùng phổ thông được dùng để đựng hàng hóa khi di chuyển. 
  • Loại chuyên dụng được phân chia thành nhiều loại phục vụ cho các loại hàng hóa khác nhau, giúp đảm bảo được an toàn cho hàng hóa khi “cập bến” với thùng mui bạt, thùng lửng và thùng lạnh. 
  • Xe tải khi vận tải đường bộ cũng có kích thước rất đa dạng gồm các loại xe 1,4 tấn; 5 tấn, 10 tấn hoặc có thể lên đến 25 tấn. 

Xe container

  • Xe container thực chất vẫn là xe tải nhưng được thiết kế với phần thùng đằng sau chắc chắn, có thể vận chuyển hàng hóa đi đến mọi khu vực, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt do đó hàng hóa được đảm bảo tốt hơn. 
  • Để vận chuyển các thùng Container này dễ dàng hơn, các công ty vận tải thường sử dụng xe nâng hàng hỗ trợ tiết kiệm sức người mà vẫn nâng hạ di chuyển một cách đơn giản và dễ dàng. 
  • Các thùng Container cũng có kích thước đa dạng, với container kích thước 20 feet- 40 feet , được xác định là chiều dài chuẩn hóa của Container.

Xe đầu kéo

  • Xe đầu kéo cũng là dạng xe tải nhưng không có phần thùng xe hay container phía sau mà được thiết kế đơn giản chỉ gồm phần đầu phía trước của xe. 
  • Phần đầu kéo có thể dễ dàng tự mình di chuyển nhưng thường được sắp đặt để kéo thêm các bộ phận thùng hàng ở vị trí đằng sau. 
  • Các bộ phận tháo rời được phía sau đầu kéo thường được gọi là mooc.
  • Xe đầu kéo là loại xe hoạt động với công suất lớn nên dễ dàng vận chuyển được hàng hóa nặng.

Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ 

Ưu điểm

  • Phương thức vận tải bằng đường bộ là phương thức truyền thống đã được áp dụng dùng từ lâu, chủ yếu áp dụng phương tiện vận tải là xe tải, xe mooc kéo nên rất linh hoạt trong quá trình vận tải hàng hóa. 
  • Đặc biệt, phương thức vận tải này thường không có quy định về thời gian cụ thể, không phụ thuộc vào giờ giấc nên có thể sắp xếp và thay đổi lịch trình di chuyển dễ dàng, chỉ cần có sự thống nhất thời gian của các bên tham gia vận chuyển. 
  • Khi vận tải bằng đường bộ, người gửi hàng hoặc các kho bên gửi có thể dễ dàng lựa chọn được phương tiện, sắp xếp tuyến đường và số lượng hàng hóa theo những yêu cầu, mong muốn. 
  • Hệ thống giao thông đường bộ ngày nay rất phát triển với nhiều tuyến đường Bắc -Nam nối dài tạo thuận lợi cho vận tải đường biển với hệ thống đường cao tốc, đường hầm,… giúp rút ngắn cự li di chuyển từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian. 
  • Hình thức vận tải bằng đường bộ này cũng có khả năng bảo quản hàng hóa có mức độ an toàn cao, đảm bảo chất lượng hàng trong suốt đoạn đường dài vận chuyển.
  • Hàng hóa vận chuyển bằng phương thức này không qua giai đoạn trung gian như bốc hàng lên thùng, kệ bằng bàn nâng điện hoặc dùng sức người mang vác, do đó tiết kiệm được rất nhiều công sức bốc xếp hàng hóa và giảm nhân công, giảm chi phí. 

Nhược điểm

  • Vận chuyển đường bộ khoảng cách dài thường phải nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ: phí nhiên liệu, nộp phí ở trạm thu phí, phí cầu đường…
  • Việc vận chuyển bằng đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như kẹt xe, tai nạn giao thông, … có thể gây ảnh hưởng lớn đến hàng hóa và thời gian giao hàng
  • So với vận chuyển bằng đường sắt và đường biển, vận chuyển bằng đường bộ thường chỉ có khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển hạn chế.
  • Phương thức vận chuyển này cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Hỗ Trợ 24/7

0984028701
challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon chat-active-icon